Cảm xạ ở Việt Nam Cảm xạ

Bộ môn Năng lượng Cảm xạ, trực thuộc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA), bắt đầu hoạt động từ ngày 09 tháng 05 năm 1998.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Cảm xạ Địa sinh học, trực thuộc Đại học Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh, được chính thức thành lập từ ngày 1 tháng 9 năm 2003.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Dưỡng sinh Năng lượng, trực thuộc công ty Di lịch Suối khoáng Biển xanh.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Năng lượng Cảm xạ, trực thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Viện nghiên cứu và ứng dụng Năng lượng Cảm xạ trực thuộc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA) được thành lập ngày 20 tháng 8 năm 2012.

Cảm xạ học Việt Nam bước đầu xây dựng nhằm giữ gìn và tăng cường sức khỏe, nuôi dưỡng tinh thần và hướng con người đến "tính thiện", yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người, không nhằm mục đích kiếm tiền.

  • Viện nghiên cứu khoa học Kiến trúc phong thủy năng lượng cảm ứng (RIAFR), trực thuộc Liên hiệp khoa học tin học ứng dụng UIA, dưới sự hướng dẫn của Chuyên gia cảm xạ học Nguyễn Ngọc Sơn (tốt nghiệp Chuyên gia cảm xạ năng lượng thứ 376 tại Ba Lan); được thành lập ngày 16 tháng10 năm 2008. Đã giúp gần 6.000 người luyện tập, tự chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo như: Trầm cảm, mất ngủ sau sinh, viêm đa khớp, lệnh đĩa đệm, đau đầu mất ngủ kinh niên, yếu sinh lý, ăn khó tiêu, huyết áp cao-thấp, trĩ...
  • Viện năng lượng sinh học Việt Nam (BVI) được thành lập ngày 27 tháng 7 năm 2012, trực thuộc Bộ Nội vụ và Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nghề nông thôn Việt Nam. Chuyên nghiên cứu năng lượng sinh học của người, động vật, thực vật, đất, đá. Chuyên tìm các mỏ khoáng sản bằng máy móc và các phương pháp cảm xạ năng lượng. Chuyên nghiên cứu các phương pháp luyện tập cảm xạ năng lượng tâm thể để tự chữa bệnh không dùng thuốc. Tập trung nghiên cứu và sản xuất hàng loạt các máy đo năng lượng RFM; Máy đo các từ trường xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe RFI; Máy đo các năng lượng siêu lạ RFG và các dụng cụ trực quan chuyên ngành cảm xạ học

Chưa có văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động cảm xạ.